Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Kim Ngự Phương 250g kèm chén uống trà

Tên SP: Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Kim Ngự Phương kèm chén uống trà
Mã số: GY006
Giá: Liên hệ (0936.956.234)
Trọng lượng: 250g
Hương vị: Đậm đà
HSD: 12 tháng
Chi tiết sản phẩm:

Trà Thiết Quan Âm cao cấp, nguyên gốc của huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà có hương vị đậm đà, khi pha hương thơm lan tỏa. Trà được đóng gói trong hộp sang trọng, thích hợp làm quà biếu, tặng cho lãnh đạo, người thân… Tặng kèm một túi đựng cao cấp khi mua trà.








Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Sự phát triển của Trà pháp Trung Hoa

Sự phát triển của Trà pháp có thể chia làm 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường:

Chính thức theo lịch sử thì trà chỉ mới được đề cập đến từ thời Tam Quốc, và đến tận đời Đường, người Tàu vẫn chỉ dùng các loại trà mọc hoang chứ chưa trồng và chế biến thức uống này. Trà cũng chỉ lưu hành trong giới thượng lưu miền Nam Trung Hoa chứ dân dã cũng chưa uống và tục uống trà chưa được coi như một thú thanh cao. Quả thực thời kỳ đó hai miền nam bắc Trung Hoa đời sống cách biệt như hai thế giới. Về cách uống cũng khác biệt, giữa hai bờ đai giang và nhất là dân du mục ngoài Trường Thành thì uống trà pha sữa trâu bò, dê, ngựa. Đến đời Tùy nước Tàu thống nhất thì những sinh hoạt mới lan truyền ra những vùng khác. Tuy việc uống trà đã phổ thông nhưng vẫn có một số đặc điểm khác ngày nay:

– Thứ nhất trà vẫn còn coi như một vị thuốc, chưa có mấy nơi coi như một thức uống.

– Thứ hai trà do dân chúng vào vùng hoang sơn dã lãnh hái về chứ chưa biết trồng thành đồi, thành vườn để sản xuất một cách qui mô.

– Thứ ba trà uống theo kiểu giản dị là hái lá vào đem nấu chứ chưa kiểu cách như sau này.

Tới đời Đường, khi Lục Vũ viết cuốn Trà Kinh thì trà mới trở nên phổ biến. Từ đó trở đi, nơi nơi đều uống trà, trở thành một phong trào và sản xuất trà cũng thành một lãnh vực kinh tế qui mô, đem lại một ngân khoản lớn cho triều đình.

Trà Trung Hoa có nhiều loại và thay đổi theo thời gian. Vào đời nhà Đường, người Trung Hoa phơi nắng lá và nghiền nhuyễn lá trà để  làm nổi bật hương vị của trà. Sau đó, trà được đãi lược, hấp và ép vào khuôn đúc và đặt trong những gian phòng có nhiệt độ cao để sấy khô. Theo Bressett (1998) trà ép khuôn được dùng làm tiền tệ cho một số vùng tại Á Châu như tại Tây Bá Lợi Á, Mông Cổ, Tây Tạng và một số vùng biên giới phía Tây của Trung Hoa. Người Nga sống trong vùng Tây Bá Lợi Á ưa chuộng trà ép khuôn hơn các đồng tiền kim loại vì lợi ích thực dụng của chúng trong việc chữa các bệnh về cảm cúm. Trà ép khuôn có nhiều kích thước và được đóng dấu cho biết giá trị của chúng. Cách dùng trà loại này khác hẳn với cách uống trà ngày nay. Khi pha trà, một phần của bánh trà được bẻ ra, nấu với chút muối tương tự như cách nấu súp. Ðây là cách pha trà của thời kỳ còn sơ khai. Trà khi nấu lên còn được bỏ thêm nhiều gia liệu, hương liệu như: cốm, gạo, vừng, vỏ cam, sữa, chà là và đôi khi cả hành. Trong tác phẩm “Trà Kinh“, Lục Vũ “một nhà thơ, đệ nhất sứ đồ của Trà Pháp” sống ở khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đã miêu tả cách pha trà bánh (Ðoàn trà) như sau: nước để pha trà tốt nhất là nước sơn tuyền, rồi đến nước sông và các nguồn khác. Người ta đem trà bánh hong trước bếp lửa cho đến khi thật mềm rồi đặt giữa 2 tờ giấy tốt nghiền vụn ra. Khi nước sôi ở độ thứ nhất tức là có những bọt nước nho nhỏ như mắt cá bơi trên mặt nước thì bỏ muối vào. Ðến khi nước sôi độ thứ nhì tức là khi bọt nước trông giống như những hạt châu bằng pha lê lăn đi trong suốt thì bỏ trà vào. Ðến độ sôi thứ ba tức là sóng nước sủi lên sùng sục trong ấm thì đổ một thìa nước lã vào ấm để  “trấn” trà và làm cho “nước hồi phục lại nguyên khí” rồi mới rót trà ra thưởng thức. Đời Đường, khu vực sản xuất trà bao gồm Giang Hoài, Lưỡng Chiết, Lãnh Nam, Phúc Kiến, Kinh Tương và từ đó tới nay vẫn là những địa khu chủ yếu. Theo Chu Trọng Thánh, việc phong thịnh đời Đường bao gồm ba nguyên nhân chính:

– Thứ nhất, thời Đường giao thông đã phát đạt, các phương tiện chuyên chở đã cải tiến nhiều.

– Thứ hai, sau khi cuốn Trà Kinh của Lục Vũ viết ra, phong trào uống trà càng lên cao.

– Thứ ba, thời kỳ đó Phật giáo và Lão giáo hưng thịnh và việc uống trà tại các chùa chiền, miếu mạo rất phổ biến.

Giai đoạn 2: sau Đường đến thời Tống:

Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Huy Tôn (1082-1135) của nhà Bắc Tống được xem như vị có công lớn trong việc cổ vũ và phát huy một số ngành nghệ thuật như hội họa, thơ văn và uống trà. Bản thân ông là một họa sĩ chuyên vẽ về đề tài hoa điểu, và là một thư pháp gia (calligrapher) nổi tiếng. Ông cũng viết một số bài ca ngợi thú uống trà bột. Ông say mê các ngành nghệ thuật này đến độ không ý thức được việc đế quốc Kim, từ phương Bắc, sắp sửa thôn tính trọn vẹn đất nước của ông.

Mạt trà trở nên thịnh hành, thay thế Ðoàn trà. Người ta bỏ lá trà vào cối đá xay thành bột rồi đem khuấy trong nước sôi bằng một thứ dụng cụ bằng tre tốt có một đầu chẻ ra thành nhiều mảnh. Muối và các hương liệu, gia liệu bị bỏ dần. Cách uống trà này được truyền sang Nhật Bản và phát triển thành một phái Trà Ðạo riêng biệt ở xứ “Mặt trời mọc”.

Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh – Thanh:

Khi quân Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên năm 1280, vị trí của trà bị lu mờ, một phần vì thời cuộc và một phần vì những người cai trị mới có sở thích dùng các thức uống của dân du mục Mông Cổ, như rượu sữa kumiss. Đến thời nhà Minh (1368-1644), trà không những được phục hồi vị trí vẻ vang của các thời Đường, Tống, mà còn thăng hoa như một nghệ thuật cao quý. Trong hoàng cung nhà Thanh, trà không những dùng để uống, mà còn được pha tiếp khách nước ngoài. Châu Nguyên Chương (1328-1398), người sáng lập ra nhà Minh, quyết định bỏ hẳn lối sản xuất trà ép khuôn và trà bột vì quy trình sản xuất các loại trà này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Quyết định này là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới. Trà bột nhường chỗ cho trà có dạng lá tự nhiên và có cách chế biến như ngày nay.

Trà là nét văn hóa đặc thù trong nền văn hóa Trung Hoa, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Ngày nay, những quán trà đậm chất Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trên đường phố, các khu thương mại,… Đến với nghệ thuật “ẩm trà”, chúng ta sẽ khám phá được những vùng đất nổi tiếng, phong tục, lễ hội, văn hóa và đời sống cư dân bản địa. Và đặc biệt, ta sẽ không quên những giây phút thư giãn bên tách trà xanh thơm mát, đậm đà.

Dạ Phong

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Cách pha trà ngon

Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon ? Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau :

1.Ấm và chén:

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Hiện nay, tại các quán trà, người ta dùng nhiều lọai chén với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như thứ nhất là ấm Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thân. Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa…Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…Các loại chén uống trà chủ yếu có 2 lọai : chén Tống (cao và thuôn) và chén Quân (thấp và rộng hơn). Phú quí sinh lễ nghĩa là vậy.

Trong khi đó, các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inôc có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.



2.Nước dùng để pha trà:

Tốt nhất là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa…Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

Một trong những lỗi phổ biến nhất thường gặp khi pha trà là sử dụng nước có nhiệt độ không đúng.

Nhiệt độ nước pha trà thích hợp: Thay vì đợi báo động của ấm đun nước pha trà vang lên, hãy chọn loại nước có nhiệt độ thấp hơn thế 1 chút.

Chỉ những loại trà “cứng đầu” như trà ô long và trà đen mới cần pha bằng nước đun sôi. Còn lại các lá trà mỏng mảnh của trà trắng và một số loại trà khác thì chỉ cần nước âm ấm, nước sôi già sẽ phá hủy các chất có trong các loại trà này và có thể gây ra vị đắng. Vậy nên, trước khi pha bất cứ loại trà nào, cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha trên nhãn hộp/gói.



3. Pha trà:

Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim lọai. Lần đầu rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.

Phương pháp pha trà ngon

Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai trà mộc thì nước sủi tăm là được (khỏang 80 độ C), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn. Các lọai trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi…Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy”, khiến trà trở nên chát.


4. Rót trà:

Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm trong bộ ấm chén. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.



Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngòai. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười…Đó chính là nghệ thuật rót trà

CHỌN MUA TRÀ

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Kim Ngự Phương 500g Hộp gỗ

Tên SP: Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Kim Ngự Phương
Mã số: GY005
Giá: Liên hệ (0936.956.234)
Trọng lượng: 500g
Hương vị: Đậm đà
HSD: 12 tháng
Chi tiết sản phẩm:

Trà Thiết Quan Âm cao cấp, nguyên gốc của huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà có hương vị đậm đà, khi pha hương thơm lan tỏa. Trà được đóng gói trong hộp gỗ sang trọng, thích hợp làm quà biếu, tặng cho lãnh đạo, người thân… Tặng kèm một túi đựng cao cấp khi mua trà.










Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Bát Nguyệt Tuyền 500g Hộp gỗ (6 hộp nhỏ)

Tên SP: Trà Thiết Quan Âm cao cấp hiệu Bát Nguyệt Tuyền
Mã số: GY004
Giá: Liên hệ (0936.956.234)
Trọng lượng: 500g
Hương vị: Đậm đà
HSD: 547 ngày
Chi tiết sản phẩm:

Trà Thiết Quan Âm cao cấp, nguyên gốc của huyện An Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trà có hương vị đậm đà, khi pha hương thơm lan tỏa. Trà được đóng gói trong hộp gỗ sang trọng, thích hợp làm quà biếu, tặng cho lãnh đạo, người thân… Tặng kèm một túi đựng cao cấp khi mua trà.